Ý nghĩa của độ mặn trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

  • Đăng ngày 25/07/2021

 

Độ mặn trong nuôi trồng thủy sản chắc chắn không phải là khái niệm quá xa lạ đối với những chuyên gia trong ngành. Tuy vậy, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của thang đo này. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của độ mặn trong ngành thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng tôm, bạn đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

 

1. Độ mặn cho phép trong nuôi trồng một số loại thủy sản

Đối với mỗi loại thủy sản, môi trường sống của chúng sẽ có những yêu cầu về độ mặn khác nhau. Có loại thủy sản sẽ ưa nước mặn, có loại lại thích hợp để nuôi trồng trong môi trường nước ngọt. Có thể lấy ví dụ:

- Các loại cá hô, cá mè, cá hồi thường ưa thích sống trong môi trường nước có độ mặn nhỏ hơn 4‰

- Trong khi đó, với những loại cá như: cá rô phi, cá nâu, cá sặc, cá chẽm, cá lóc, cá tra,... thường ưa thích những khu vực có độ mặn từ 5-10‰. Những loài cá này trừ cá chẽm, cá nâu có thể sống trong môi trường nước có độ mặn cao hơn 10‰ nhưng sinh trưởng rất chậm, vì vậy chỉ nên nuôi chúng trong môi trường có độ mặn thấp hơn 9‰.

- Còn đối với các loại tôm như tôm sú hay tôm thẻ chân trắng, độ mặn cho phép trong ao nuôi tôm thường dao động từ 10 – 25‰. Trong khi đó, đối với những thủy vực có độ mặn cao hơn 20‰, đây có thể là môi trường thuận lợi để quy hoạch thả nuôi cá mú, cá giò hay tôm sú,…

 

2. Ý nghĩa của độ mặn trong nuôi trồng thủy sản

Không chỉ những thông số thường thấy như độ Ph, nhiệt độ nước,... độ mặn trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng một vai trò rất quan trọng tác động đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm thủy sản đầu ra. 

Nồng độ muối trong nước quá cao, vượt quá so với mức chịu đựng của thủy sản sẽ khiến cho chúng khó sinh sống và phát triển, thậm chí có thể gây ra hiện tượng thủy sản chết hàng loạt.

Không những vậy, việc khí hậu tại Việt Nam thường xuyên biến đổi, tình trạng ngập mặn nước xảy ra thường xuyên, việc định kỳ đo và có những biện pháp kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm, cá và thủy sản là rất cần thiết.

Hiện nay tại Việt Nam, tôm sú và tôm thẻ trắng là hai loại thủy sản thường được nuôi trong môi trường nước mặn. Dưới đây là một số chỉ tiêu về độ mặn của nước nuôi tôm:

 

Độ mặn ao nuôi tôm sú

 

Tôm sú có thể chịu được độ mặn từ 3-45‰, tuy nhiên để tôm có thể sinh trưởng tốt nhất thì nên điều chỉnh độ mặn từ 15 đến 20‰. Biến động trong ngày không quá 5ppt.

– Tôm sú giai đoạn ấu trùng (gồm Zoea, Mysis), tôm bột (Postlarvae), tôm giống (Juvenile) và tôm trưởng thành có tập tính sống vùng nước có độ mặn thay đổi rộng.

– Nếu độ mặn thấp hơn 5 ‰ nên bổ sung vitamin, khoáng chất, C vào thức ăn cho tôm, nhất là khi tôm đã trên 45 ngày tuổi.

– Không nên để độ mặn cao hơn 35‰ vì sẽ làm tôm giảm ăn, ngưng ăn nên chậm lớn.

 

Độ mặn nuôi tôm thẻ chân trắng

 

Tôm thẻ chân trắng sống được trong phạm vi độ mặn từ 2-40‰, độ mặn thích hợp để phát triển nhất là 10-25‰.

 

3. Kiểm soát độ mặn ao tôm

Sau khi đã hiểu rõ về tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của độ mặn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là đối với lĩnh vực nuôi trồng tôm, chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu về các kiểm soát độ mặn của nước nuôi tôm.

Cách làm giảm độ mặn ao tôm

- Thay nước thường xuyên, thường là vào khoảng 3 lần một ngày

- Tăng lượng Oxy trong nước bằng quạt gió, sục khí thường xuyên để tránh việc tôm bị stress do độ mặn thay đổi đột ngột

- Dọn dẹp, xử lý tảo, rong để tránh việc chúng sinh sôi quá nhiều

- Kiểm soát lượng thức ăn hợp lý, tránh tình trạng dư thừa dễ gây ô nhiễm nguồn nước trong ao. Bên cạnh đó cần bổ sung vitamin C và một vài chế phẩm khác nhằm tăng sức đề kháng cho tôm trong quá trình giảm độ mặn.

- Thường xuyên đo đạc, kiểm soát độ mặn bằng khúc xạ kế cầm tay đo độ mặn

Cách làm tăng độ mặn ao tôm

- Bổ sung vitamin C vào thức ăn cho tôm để giúp tôm có một sức thích nghi tốt trong lúc bạn đang tìm kiếm phương pháp tăng độ mặn phù hợp

- Sử dụng các chế phẩm sinh học chuyên dụng để tăng độ mặn ao nhưng cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ để tránh gây ra tác dụng phụ làm chết tôm

- Dùng bột vôi hòa tan trong nước để khử trùng và ổn định độ pH

- Lúc thả tôm, nên thả vôi ở gần bờ để tránh làm chết tôm

- Thường xuyên kiểm soát độ mặn ao nuôi tôm bằng khúc xạ kế đo độ mặn

 

4. Khúc xạ kế đo độ mặn ao nuôi tôm

 

Có thể thấy, độ mặn trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng tôm có vai trò và ý nghĩa rất lớn. Chính vì vậy, việc thường xuyên đo đạc và kiểm soát độ mặn trong các ao nuôi trồng tôm cá là rất cần thiết.

 

Một trong những thiết bị chuyên dụng thường được dùng để kiểm tra độ mặn trong nuôi trồng thủy sản là khúc xạ kế đo độ mặn. Dưới đây là một số dòng sản phẩm khúc xạ kế đo độ mặn đến từ hãng Bellingham Stanley, hiện đang được Công ty TNHH Thiết bị Hiệp Phát cung cấp:

 

Khúc xạ kế đo độ mặn của nước (PPT) – 38-26

 

Hãng sản xuất Bellingham Stanley thuộc tập đoàn Xylem đến từ Anh Quốc đã sản xuất ra dòng sản phẩm khúc xạ kế đo độ mặn của nước (PPT) – 38-26, chuyên dụng cho đo đạc và kiểm tra độ mặn trong nuôi trồng thủy sản.

 

Một vài tính năng nổi bật của sản phẩm:

 

- Màn hình LCD hiển thị kết quả rõ ràng

- Thiết bị chống nước và chống bụi với cấp bảo vệ IP65

- Lăng kính bằng thép không gỉ giúp dễ dàng vệ sinh và ổn định nhiệt 

- Có thể đo và có chức năng bù nhiệt độ tự động

- Thiết bị tự động tắt khi không sử dụng để tiết kiệm pin

- Có thể hiệu chuẩn máy bằng nước cất, đặc biệt có chế độ để hiệu chuẩn máy bằng dung dịch chuẩn Brix

 

Khúc xạ kế đo độ mặn nước biển (ppt và SG) – 38-51

 

Một sự giải pháp đo độ mặn nước trong nuôi trồng thủy sản khác dành cho bạn, cũng đến từ hãng Bellingham Stanley.

 

Một vài tính năng nổi bật của sản phẩm:

-    Màn hình hiển thị LCD

-    Thiết bị chống nước với cấp bảo vệ IP65

-    Lăng kính bằng vật liệu thép không rỉ

-    Ổn định nhiệt độ nhanh chóng cho mẫu đo

-    Tùy chọn hiển thị nhiệt độ oC hoặc oF

-    Thiết bị tự động tắt để tiết kiệm pin khi không sử dụng

-    Có chế độ để hiệu chuẩn máy bằng nước cất

-    Sản xuất tại Vương Quốc Anh

>> Tham khảo thêm 1 số dòng khúc xạ kế cầm tay khác tại Thiết bị Hiệp Phát.

Bài viết đã cung cấp cái nhìn về tầm quan trọng và ý nghĩa của độ mặn trong nuôi trồng thủy sản, cũng như những cách đo đạc và kiểm soát độ mặn đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng tôm. Ngoài ra, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại khúc xạ kế để đo độ mặn trong ao nuôi tôm, đừng ngần ngại liên hệ với Thiết bị Hiệp Phát qua Hotline: (028) 6287 4765 hoặc Email: sales@thietbihiepphat.com để nhận được những tư vấn kịp thời.